Author Archives: lnt

Bài 11: Ổ đĩa đám mây – copy.com

Hiện nay, copy.com là dịch vụ ổ đĩa đám mây duy nhất hổ trợ RPI. Ứng dụng copy.com dành cho RPI tải về từ http://copy.com/install/linux/Copy.tgz và dùng lệnh  tar -xvf ./Copy.tgz để giải nén, chỉ giữ lại các file trong thư mục armv6 dành cho RPI

Copy bao gồm 2 ứng dụng: CopyCmd và CopyConsole Continue reading

Leave a Comment

Filed under Software

Bài 10: Ổ đĩa đám mây

Có nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây! Sự khác nhau giữa chúng là dung lượng miễn phí, kỹ thuật đồng bộ dữ liệu, cách thức truy cập dữ liệu, tốc độ upload/download file…

Hầu hết dịch vụ ổ đĩa đám mây chỉ đồng bộ dữ liệu tại một thư mục cố định nào đó, nếu người dùng muốn đồng bộ một thư mục bên ngoài thì trông chờ vào symlink. Tuy nhiên, các dịch vụ ổ đĩa đám mây có cách cư xử khác nhau đối với symlink: hỗ trợ, hứa hẹn sẽ hỗ trợ và không hỗ trợ.

Do sự hạn chế về dung lượng thẻ nhớ, nếu RPI sử dụng được các ổ đĩa đám mây thì quá tốt. Tuy nhiên điểm phụ thuộc lớn nhất là tốc độ đường truyền, đôi khi đường truyền tốc độ chậm khiến không thể dùng được ổ đĩa đám mây. Continue reading

Leave a Comment

Filed under Software

Bài 9: Media server – MiniDLNA

Digital Living Network Alliance (DLNA) cho phép chia sẻ nội dung số giữa các thiết bị đa phương tiện (multimedia devices). DLNA dùng UPnP để quản trị, phát hiện và kiểm soát nội dung số.

DLNA giúp được các việc sau

  • Sắp xếp và lưu trữ thông tin về các file audio, picture và video.
  • Cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của DNLA client, không bao gồm việc giải mã âm thanh/hình ảnh

Continue reading

Leave a Comment

Filed under Software

Bài 8: Dùng udev để tự động mount/umount

Trình quản lý thiết bị udev phát sinh sự kiện khi có thiết bị thêm vào/gở bỏ khỏi RPI.

Chúng ta có thể dựa vào thời điểm phát sinh sự kiện thêm ổ đĩa vào/gở bỏ ổ đĩa khỏi RPI để chạy các lệnh mount/umount.

Chỉ cần tạo một file /etc/udev/rules.d/number-name.rules, mô tả các hành động tương ứng với các sự kiện add/remove của udev, thí dụ file /etc/udev/rules.d/10-disk.rules có nội dung như sau Continue reading

Leave a Comment

Filed under Software

Bài 7: File server – Samba

Samba giúp chia sẻ file từ RPI cho tất cả máy tính Windows trong cùng mạng cục bộ. File được chia sẻ có thể nằm trên thẻ nhớ của RPI hay trên các ổ đĩa gắn vào RPI qua cổng USB.

1. Cài đặt Samba và ntfs-3g

sudo apt-get install samba samba-common-bin

Ngoài ra, cần cài đặt ntfs-3g để RPI có thể đọc các phân vùng NTFS

sudo apt-get install ntfs-3g Continue reading

Leave a Comment

Filed under Software

Bài 6: Kết nối mạng dùng USB wifi

Danh sách USB wifi tương thích với RPI xem ở đây

Một USB wifi không tương thích chủ yếu là vì không có driver phù hợp.

Vài USB wifi tương thích có thể mua ở VN như Buffalo WLI-UC-GNHP, Edimax 7811, Tenda W311MI. Tenda giá rẻ nhất, kế đến là Buffalo, sau cùng là Edimax. Edimax 7811 được nhiều người dùng RPI ưa chuộng vì chạy không nóng và rất ít tốn điện. Continue reading

Leave a Comment

Filed under Software

Bài 5: Cài đặt IP tĩnh cho RPI

Mặc định RPI sẽ dùng IP động do router cung cấp, IP này có thể sẽ khác nhau mỗi khi khởi động lại RPI. Để biết IP ta có thể dùng Advanced IP Scanner như trong bài trước.

Có vài cách để cấp IP tĩnh cho RPI, nhưng để tránh xung đột, IP tĩnh nên chọn ngoài phạm vi các IP được DHCP của router sử dụng. Thí dụ DHCP cấp ip trong phạm vi 1-100 thì ip tĩnh chọn ngoài khoảng này như 192.168.1.101

Trước hết nên tìm hiểu về các thông số của mạng cục bộ

  • Trong Windows, chạy dòng lệnh ipconfig

Untitled-1

  • Trong Linux, chạy dòng lệnh ifconfig

Untitled-2

Ta biết được IP có dạng 10.0.10.x, netmask 10.0.10.255, gateway thông thường là giá trị nhỏ nhất 10.0.10.1

Để đặt IP tĩnh cho RPI, dùng một trong các cách sau đây:

C1. Sửa cmdline.txt

Tập tin cmdline.txt là tập tin văn bản nằm trong phân vùng FAT32 của thẻ nhớ, nên có thể soạn thảo từ OS của RPI hay từ Windows.

Dùng lệnh ipconfig để xem ip của máy tính đang dùng trong mạng ethernet

Screenshot 2014-10-06 16.46.03

Trong hình trên ip của máy là 169.254.1.166

Thêm vào cuối tập tin cmdline.txt một khoảng trắng và ip=169.254.1.167 để đặt ip tĩnh cho RPI, kết quả tương tự như

dwc_otg.lpm_enable=0 console=ttyAMA0,115200 console=tty1 root=/dev/mmcblk0p1 rootfstype=ext4 elevator=deadline rootwait ip=169.254.1.167

Chú ý:

+ Nếu soạn thảo cmdline.txt trong Windows, nên dùng Notepad++, vì nếu dùng Notepad của Windows có thể không nhìn thấy ký tự LF (ASCII 10) nằm ẩn sau từ rootwait (cuối dòng), khi đó nối chuỗi ip=xxx.xxx.xxx.xxx không có tác dụng tạo ip tĩnh cho RPI. Tốt nhất nếu dùng Notepad, từ cuối dòng xóa lùi (backspace) đến từ rootwait trước khi nối ip vào rootwait

Screenshot 2014-10-07 07.41.18

Cùng file cmdline.txt trên, nhưng mở bằng notepad++

Screenshot 2014-10-07 07.44.11

ip ở sau dấu LF nên không được đọc và không có tác dụng cấu hình ip tĩnh cho RPI

+ Có thể dùng ip khác sao cho Ethernet Adapter và RPI cùng một lớp mạng (dùng dãy 192.168.x.x, 169.254.x.x hoặc dãy ip của router đang cấp qua DHCP)

Để đổi ip của Ethernet Adapter của máy tính,

Control Panel > Network and Internet > Network Connections, double click lên icon Ethernet, xong double click lên Internet Protocol Version 4, điền ip đã chọn

Screenshot 2014-10-06 20.56.22

Screenshot 2014-10-06 20.57.17

Sau đó tạo ip tĩnh cho RPI cùng lớp mạng như đã nói bên trên.

+ Khởi động lại RPI, dùng puTTY để ssh vào ip của RPI

Continue reading

Leave a Comment

Filed under Software

Bài 4: Khởi tạo và cài đặt software

1. Nối RPI vào mạng cục bộ

Cắm thẻ nhớ có OS vào RPI, gắn dây mạng (ethernet) vào cổng LAN và cấp điện cho RPI.

Đèn led màu đỏ cho biết RPI được cấp điện, đèn led màu xanh nhấp nháy cho biết RPI đang đọc dữ liệu từ thẻ nhớ. Đèn màu xanh ở cổng LAN nhấp nháy cho biết RPI đang trao đổi dữ liệu qua mạng. Continue reading

Leave a Comment

Filed under Software

Bài 3: Cài đặt Hệ điều hành

raspberrypi.org cung cấp 6 hệ điều hành (OS) cho RPI, gồm có

  1. Raspbian – Debian Wheezy
  2. Pidora – Fedora Remix
  3. OpenELEC – An XBMC Media Centre
  4. RaspBMC – An XBMC Media Centre
  5. RISC OS – A non-Linux distribution
  6. Arch Linux – A lightweight Linux distribution

Continue reading

Leave a Comment

Filed under Software

Bài 2: Tự làm hộp cho RPI

Board mạch của RPI model B+ có 4 lổ gần các góc nên rất dễ làm hộp bảo vệ.

1. Dùng thẻ tín dụng làm hộp

Nguyên liệu

  • Board mạch RPI model B+
  • Ống nhựa, có thể lấy từ ruột bút bi hay que tăm bông
  • Ốc nhỏ có thể gắn vào đầu ống nhựa
  • Thẻ tín dụng hay thẻ ATM hay thẻ chứa SIM điện thoại,
  • Dụng cụ gắn keo silicon (súng bắn keo)

Continue reading

Leave a Comment

Filed under Hardware