Khi phát hiện chuyển động, camera phát ra cặp tín hiệu “bắt đầu” và “kêt thúc”. Chúng ta có thể căn cứ vào tín hiệu này để ghi video.
Tuy nhiên, trong khi một số camera như Imou phát tín hiệu theo kiểu đơn luồng thì camera như HIKvision lại phát kiểu đa luồng: nhiều tín hiệu “bắt đầu” được phát ra đan xen với nhiều tín hiệu “kết thúc” và số tín hiệu “bắt đầu” và “kết thúc” có thể không bằng nhau. Nếu ghi đúng theo cặp tín hiệu thì chúng ta có được các clip rất ngắn, vài giây.
Một giải pháp là chúng ta tiếp tục ghi video một thời gian ngắn sau khi có tín hiệu “kết thúc”. Nếu ngay sau đó có tín hiệu “bắt đầu” thì tiếp tục ghi bình thường, không thì thật sự kết thúc (phương pháp trì hoãn). Cách này có thể giúp ghép nhiều clip ngắn nếu có chuyển động kéo dài.
Thêm nữa, bằng cách so khớp số tín hiệu “bắt đầu” với số tín hiệu “kết thúc” để quyết định thời gian trễ, chúng ta có thể tránh tối đa việc ghi các clip “siêu ngắn” (phương pháp trì hoãn + đếm tín hiệu). Phương pháp này cũng giúp không kéo dài thời gian ghi đối với kiểu phát đơn luồng.
Một vài bất tiện khi phát hiện chuyển động qua ONVIF
- Các tín hiệu thường chậm một vài giây với đường truyền wifi
- Mỗi thương hiệu camera có cách phát tín hiệu riêng
- Thời gian khởi tạo bộ phát tín hiệu sau khi kết nối với camera có lúc khá lâu
Ngoài ra, các vấn đề như tự động kết nối lại sau khi mất điện, thông báo bằng email. tin nhắn… đều có thể giải quyết dễ dàng. Với ONVIF, một RPi ước tính có thể đảm đương hàng trăm camera, rất tiện và rẻ tiền!