Những ai từng quản lý host (web/mail/FTP) hẳn đã quen với cPanel. aaPanel có những tính năng tương tự, nhưng lại có phiên bản miễn phí.
- aaPanel chỉ chạy trên OS 64 bits. RPi có thể cài Ubuntu 64 bits nên dùng được aaPanel.
- Cài đặt aaPanel trên RPi 4 diễn ra rất tốn thời gian. Yêu cầu đầu tiên là mạng phải thông suốt để aaPanel tải file về.
- Riêng phần cài đặt căn bản của aaPanel mất khoảng 30 phút. Khi kết thúc cài đặt chúng ta có thông số đăng nhập màn hình quản lý.
Tuy các thông số rối rắm, khó nhớ nhưng chúng ta có thể bỏ qua vì có thể thiết lập lại tất cả các giá trị bằng lệnh bt trong terminal, Khi đó đường dẫn đăng nhập có thể dễ nhớ hơn như
http://IP_AAPANEL:9999/aapanel
user: tui_đây
password: không_có
- Sau khi đăng nhập lần đầu tiên, aaPanel yêu cầu cài đặt Nginx/Apache, mySQL, PHP… cho dù trên máy đã cài các phần mềm này. Việc cài đặt tiếp theo này mất nhiều giờ.
- aaPanel chỉ xài phiên bản 64 bits của các phần mềm nên phải tải các file nguồn về và biên dịch. Hơn nữa phiên bản cho ARM chưa biên dịch sẵn nên dù chọn cài đặt nhanh kết quả vẫn là cài đặt chậm, có thể hơn 10 giờ, chưa kể phải cài đặt lại nhiều lần nếu có lỗi xãy ra.
- Tin tốt là mọi chuyện diễn ra trên RPi, giao diện web chỉ phản ánh tiến trình cài đặt thôi nên có thể đóng web để cho RPi tự làm việc. Tuy nhiên RPi có thể quá tải hoặc đường truyền chậm làm gián đoạn quá trình cài đặt.
- Phiên bản miễn phí chỉ có các tính năng căn bản, muốn đầy đủ như cPanel phải nâng cấp lên phiên bản trả phí.
- Câu hỏi đặt ra là sau bao nhiêu vất vả cài đặt aaPanel chúng ta nhận được kết quả có tương xứng hay không? Hay hoàn toàn có thể tự cài đặt phần mềm riêng lẻ mà vẫn đạt được cùng kết quả?
Kết luận
aaPanel không dành cho RPi. Phiên bản miễn phí tính năng nghèo nàn, không đáng công mất hơn 10 giờ cài đặt.